TIN TỨC

Quy trình bảo dưỡng máy phát điện theo định kỳ

Bảo dưỡng máy phát điện là một khâu không thể thiếu giúp máy phát hoạt động trơn tru và tránh khỏi các sự cố, trục trặc xảy ra không mong muốn. Vậy khi nào nên bảo dưỡng máy phát điện? Quy trình để bảo dưỡng máy phát điện như thế nào? Các bước tiến hành bảo dưỡng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Contents

Vì sao cần bảo dưỡng máy phát điện?

Bảo dưỡng là công việc cần thiết và quan trọng đối với tất cả các thiết bị máy móc nhằm đảm bảo thiết bị hoạt động tốt để giúp nâng cao độ bền và tuổi thọ cho máy. Theo đó, máy phát điện cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Có thể chỉ ra một số lý do khiến việc bảo dưỡng máy phát điện cần được chú trọng như sau:

  • Sau một thời gian hoạt động, các linh kiện, phụ tùng của máy có thể bị bào mòn. Từ đó gây ảnh hưởng đến công suất hoạt động của máy, dẫn tới không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu về điện năng. Vì vậy, bảo dưỡng máy phát điện là việc làm cần thiết để duy trì độ ổn định của động cơ, nâng cao độ bền và giảm thiểu hư hại không đáng có. 
  • Bảo dưỡng máy phát điện định kỳ là cách tốt nhất để giúp tiết kiệm nhiên liệu, giảm bớt chi phí vận hành và sửa chữa. 
  • Bảo dưỡng máy phát điện giúp thiết bị hoạt động được trơn tru, ổn định, đảm bảo nguồn điện dự phòng khi mất điện lưới. Điều này rất quan trọng vì nó giúp duy trì hoạt động sản xuất và sinh hoạt.

Các chuyên gia khuyến cáo người dùng nên bảo dưỡng định kỳ máy 3-6 tháng/lần.

 

bảo dưỡng máy phát điện

Bảo dưỡng máy phát điện giúp nâng cao tuổi thọ cho máy

>>> Xem thêm những dòng máy phát điện công nghiệp chất lượng nhất hiện nay: https://yenphat.vn/may-phat-dien.html

Quy trình bảo dưỡng máy phát điện đúng cách

Để tăng tuổi thọ của máy phát điện, người sử dụng nên chú ý đến thời gian hoạt động của máy để tiện theo dõi và tiến hành bảo dưỡng định kỳ.

Bảo trì chế độ A: Kiểm tra định kỳ sau 6 tháng hoạt động(Bảo trì)

  • Kiểm tra báo cáo chạy máy
  • Kiểm tra động cơ:
  • Rò rỉ dầu, nhớt, nước làm mát
  • Thông số đồng hồ và hệ thống an toàn
  • Kiểm tra áp lực nhớt
  • Kiểm tra tiếng động lạ
  • Kiểm tra hệ thống khí nạp
  • Kiểm tra hệ thống xả
  • Kiểm tra ống thông hơi
  • Kiểm tra độ căng đai
  • Kiểm tra tình trạng cánh quạt
  • Kiểm tra & điều chỉnh hiệu điện thế (Nếu có…)

Bảo trì lần thứ nhất:

  • Thay bộ lọc nhớt
  • Thay bộ lọc nhiên liệu
  • Thay nhớt máy
  • Vệ sinh bộ lọc gió
quy trình bảo dưỡng máy phát điện

Kiểm tra máy sau 6 tháng hoạt động

Bảo trì chế độ B: Kiểm tra sau 500 giờ hoặc 12 tháng hoạt động(Tiểu tu)

  • Lặp lại các bước kiểm tra định kỳ chế độ A.
  • Kiểm tra nồng độ dung dịch nước làm mát, nếu thiếu cần châm thêm
  • Kiểm tra hệ thống lọc khí:
    • Kiểm tra đường ống cứng, ống mềm, các mối nối.
    • Kiểm tra bộ chỉ thị áp lực trên đường nạp.
    • Thay thế bộ lọc gió, nếu cần.
  • Kiểm tra hư hỏng, nứt hoặc vặn đai (thay thế nếu cần).
  • Kiểm tra tình trạng cánh quạt.
  • Kiểm tra tình trạng bộ tản nhiệt.
  • Kiểm tra và điều chỉnh hiệu điện thế.

* Thay:

  • Nhớt máy.
  • Lọc nhớt, dầu và nước, lọc gió (nếu cần).
  • Nước làm mát
  • Chạy máy, kiểm tra tổng thể máy phát điện

Bảo trì chế độ C: Kiểm tra sau 2000 giờ hoặc 4-7 năm hoạt động (Trung tu lần 1)

  • Làm sạch động cơ.
  • Điều chỉnh khe hở xupap & béc phun.
  • Kiểm tra hệ thống bảo vệ động cơ.
  • Bôi mỡ bánh căng đai, phần ngoài động cơ.
  • Kiểm tra và thay thế những đường ống hư.
  • Bình điện (Thay mới nếu không đủ điện)
  • Xiết lại những bulông bị lỏng.
  • Kiểm tra toàn bộ máy phát điện.
  • Đo và kiểm tra độ cách điện (Đầu phát điện)
  • Sau 2000 – 6000 giờ máy hoạt động phụ tùng cần thay: 
  • Bộ lọc nhớt:
  • Bộ lọc nhiên liệu
  • Bộ lọc nước
  • Dây curoa phần trục và máy phát sạc bình (Nếu cần)
  • Nước làm mát
  • Cung cấp nhiên liệu và các van ống
cách bảo dưỡng cho máy phát điện

Bảo trì máy phát điện sau 2000 giờ hoặc 4-7 năm hoạt động

Bảo trì chế độ D: Kiểm tra sau 6000 giờ hoặc 7-10 năm hoạt động (Trung tu lần 2)

  • Lặp lại chế độ bảo trì C (Trung tu)
  • Làm sạch động cơ
  • Kiểm tra hệ thống làm mát
  • Làm sạch và cân chỉnh lại béc phun, bơm nhiên liệu: thực hiện trên máy chuyên dùng tại xưởng.
  • Làm sạch bên ngoài hệ thống làm mát: dùng máy phun hơi nước nóng.
  • Làm sạch và xúc rửa bên trong hệ thống làm mát: Dùng chất xúc rửa chuyên dùng của Fleetguard.
  • Tháo rời, làm sạch và kiểm tra. Nếu phát hiện chi tiết hư hỏng thì sẽ thay thế phần Gate nhớt giữa lốc máy và gate.
  • Puli cánh quạt
  • Bộ tăng áp
  • Bộ giảm chấn
  • Puli giảm chấn
  • Puli bơm nước
  • Bơm nhớt dưới gate
  • Máy phát sạc bình
  • Bơm cao áp
  • Các đường ống dẫn nước và khí nạp

Bảo dưỡng máy phát điện giá rẻ ở đâu tại Hà Nội?

Đối với việc bảo dưỡng máy phát điện, các bạn cũng có thể tìm hiểu và làm theo những cách mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết trên. Tuy nhiên, nếu bạn là người không chuyên về máy móc hoặc có số lượng máy cần bảo dưỡng nhiều thì hãy liên hệ với Điện máy Yên Phát.

Điện máy Yên Phát là đơn vị chuyên cung cấp – phân phối máy phát điện gia đình và công nghiệp đến từ nhiều thương hiệu khác nhau như: Cummins, Elemax, Honda, Hyundai, Kipor,…Đồng thời, Yên Phát cũng là đơn vị nhận sửa chữa bảo dưỡng các loại máy phát điện giá rẻ. 

bảo dưỡng máy phát điện ra sao

Điện máy Yên Phát – Chuyên phân phối, bảo dưỡng máy phát điện

Trên đây là toàn bộ quy trình bảo dưỡng máy phát điện mà bạn cần thực hiện để phát hiện ra lỗi, các sự cố đang xảy ra hoặc có thể xảy ra với máy phát điện để giúp máy luôn được hoạt động trong trạng thái tốt nhất. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Trả lời

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên Cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Số điện thoại: 0989 937 282 - 0967 998 982

Giao diện bởi Anders Norén

Website đang trong thời gian chạy thử nghiệm