TIN TỨC

[Giải mã] 12 con giáp Việt Nam, giống và khác nhau với Trung Quốc

12 con giáp có lẽ là cụm từ đã quá quen thuộc với chúng ta. Tuy nhiên, không phải ai cũng chắc chắn về thứ tự 12 con giáp cũng như sự tích 12 con giáp Việt Nam. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích về 12 con giáp nước ta.

Contents

Định nghĩa về 12 con giáp

Theo Wikipedia, mười hai con giáp hay còn được biết đến là sinh tiếu (生肖), là một hệ thống phân loại dựa trên lịch âm, gán cho mỗi năm trong chu kỳ 12 năm một con vật và các đặc tính đã biết về nó. Chu kỳ này, lặp lại sau mỗi 12 năm, xấp xỉ với chu kỳ quỹ đạo Sao Mộc là khoảng 11,85 năm.

12 con giáp Việt Nam

Bạn đã biết gì về 12 con giáp Việt Nam

Hiện nay, 12 con giáp được sử dụng tại các nước Đông Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam được dùng để tính toán thời gian, năm, tháng, ngày.

Trong đó, 12 con giáp tại Việt Nam như sau: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, tương ứng với các con vật gồm: Chuột, Trâu, Hổ, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn.

Truyền thuyết 12 con giáp Việt Nam

Mặc dù có nhiều phiên bản khác nhau được lưu truyền, nhưng đa phần truyền thuyết về 12 con giáp đều có điểm tương đồng:

Thuở xa xưa, khi con người chưa biết cách đo lường thời gian và phân biệt ngày tháng, Ngọc Hoàng đã sáng tạo cách chọn 12 con vật để đặt tên cho từng năm. Tuy nhiên, vì mỗi con vật đều muốn đứng đầu, Ngọc Hoàng đã tổ chức một cuộc thi. Theo luật lệ của cuộc thi, 12 loài vật đến thiên đình trước sẽ được xếp theo thứ tự.

Ngày hôm sau, Chuột thức dậy rất sớm và trên đường đến Thiên môn, nó gặp một dòng sông chảy xiết, không thể qua. Không lâu sau, Chuột gặp Trâu và nhảy lên tai của nó để qua sông mà Trâu không hay biết. Trâu tiếp tục đi đến đích, nhưng gần đến nơi, Chuột nhảy xuống trước và giành hạng nhất, Trâu về thứ hai và Hổ về thứ ba.

Truyền thuyết 12 con giáp Việt Nam

Truyền thuyết 12 con giáp Việt Nam được lưu truyền qua nhiều thế hệ

Mèo, mặc dù nhanh nhẹn nhưng gặp khó khăn với địa hình sông nguy hiểm, vẫn đứng thứ tư. Rồng biết bay nhưng trên đường đi, nó phát hiện một ngôi làng đang cháy và ở lại để cứu người, chỉ đến thứ năm.

Rắn và Ngựa đến sau Rồng, lần lượt ở vị trí thứ sáu và thứ bảy. Dê, Khỉ và Gà cùng đi qua sông trên một chiếc bè. Khi đến bờ, Dê được nhường lên trước, tiếp đó là Khỉ và Gà. Theo thứ tự, Dê ở vị trí thứ tám, Khỉ thứ chín và Gà đứng thứ mười.

Chó vì mải mê nghịch nước và vui đùa dưới sông, nên chỉ về hạng số mười một. Còn Lợn, mặc dù không chậm nhưng lại thích ăn, ăn xong lại ngủ nên cuối cùng đành ngậm ngùi nhận hạng số mười hai.

Cách đặt tên và thứ tự 12 con giáp Việt Nam

Bắt nguồn từ Trung Quốc, khi du nhập sang Việt Nam thì tên gọi 12 con giáp vẫn được giữ nguyên. Dựa vào cung giờ tương ứng, cha ông ta sắp xếp thứ tự 12 con giáp Việt Nam như sau: 

Cách đặt tên, thứ tự 12 con giáp Việt Nam

Cách đặt tên, thứ tự 12 con giáp Việt Nam

Giờ Tý (23h – 1h)

Giờ Tý: Được tính từ 23h đến 1h, là thời khắc nửa đêm hay còn gọi là trung dạ. Đây là khoảng thời gian mà loài chuột hoạt động sôi nổi nhất, tận dụng mọi ngóc ngách để săn tìm thức ăn và hoạt động rất mạnh mẽ trong môi trường. 

Giờ Sửu (1h – 3h)

Giờ Sửu, từ 1h đến 3h, là lúc Trâu bắt đầu tỉnh giấc và nhai lại thức ăn, được gọi là khoảng thời gian hoang kê. Đây là thời gian loài trâu ăn cỏ để no bụng, chuẩn bị sức khỏe cho việc làm cày cấy sắp tới.

Giờ Dần (3h – 5h)

Giờ Dần, từ 3h đến 5h, là khoảng thời gian bình minh. Đây cũng là thời điểm hổ hoạt động hung dữ nhất, khi chúng rời khỏi hang để đi săn mồi.

Giờ Mão (5h – 7h)

Giờ Mão, từ 5h đến 7h, là khoảng thời gian sáng đón bình minh, còn được gọi là tảng sáng. Đây cũng là lúc mà loài  mèo được nghỉ ngơi sau một đêm săn bắt chuột. 

Giờ Thìn (7h – 9h)

Giờ Thìn, từ 7h đến 9h, được mô tả là thời điểm Rồng quây mưa – Quần long hành vũ. Theo cách đơn giản, đây là thời gian mà con người hoạt động hiệu quả nhất. Vì vậy, trong truyền thống, hình ảnh Rồng thường được sử dụng để đại diện cho khoảng thời gian này.

Giờ Tỵ (9h -11h)

Giờ Tỵ, từ 9h đến 11h, là thời gian gần trưa, còn được gọi là ngung trung. Đây là thời gian loài rắn thường nằm nghỉ trong hang động, không tấn công hoặc gây tổn thương đến con người và các loài động vật khác.

Giờ Ngọ (11h – 13h)

Giờ Ngọ, từ 11h đến 13h, là khoảng thời gian ở giữa buổi trưa. Theo truyền thống, đây là giờ linh, thời điểm chứa đựng nhiều năng lượng dương nhất. Con ngựa được coi là sinh vật có dương khí mạnh mẽ nhất. Vì vậy, khoảng thời gian từ 11h đến 13h được gọi là giờ Ngọ.

Giờ Mùi (13h – 15h)

Giờ Mùi, từ 13h đến 15h, là khoảng thời gian khi mặt trời bắt đầu hướng về phía Tây, chuyển từ buổi trưa sang buổi chiều. Đây được xem là thời điểm lý tưởng cho Dê đi tìm kiếm thức ăn mà không gây ảnh hưởng tới việc cỏ có thể mọc trở lại. 

Giờ Thân (15h – 17h)

Giờ Thân, từ 15h đến 17h, là khoảng thời gian chiều tà, khi bầy khỉ đã no say sau một ngày dài leo trèo tìm kiếm thức ăn trên các tán cây trong rừng. Chúng tập hợp lại, gọi rép bầy đàn để cùng nhau trở về hang nghỉ ngơi sau một ngày dài.

Giờ Dậu (17h – 19h)

Giờ Dậu, từ 17h đến 19h, là thời điểm hoàng hôn, khi mặt trời bắt đầu lặn. Đây cũng là lúc gà đã ăn no và trở về chuồng hoặc leo lên cây để tìm nơi ngủ.

Giờ Tuất (19h – 21h)

Giờ Tuất, từ 19h đến 21h, là thời điểm mặt trời dần lặn xuống núi, cũng là lúc con người trở về nhà để nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả. Chó đã no và sẵn sàng thức đêm để bảo vệ nhà cửa cho chủ nhân của chúng.

Giờ Hợi (21h – 23h)

Giờ Hợi, từ 21h đến 23h, là thời gian màn đêm bao phủ, khi hầu hết mọi vật đều chìm vào giấc ngủ. Đây cũng là khoảng thời gian khi con lợn ngủ say nhất.

Cách tính tuổi mỗi năm theo 12 con giáp Việt Nam

Theo Âm lịch, tuổi theo 12 con giáp Việt Nam được tính dựa vào Can Chi. Cụ thể, cha ông ta có thập nhị Chi và thập Can. Thập nhị Chi sẽ bao gồm:

Cách tính tuổi từng năm theo 12 con giáp Việt Nam

Cách tính tuổi từng năm theo 12 con giáp Việt Nam

  • Tý  –  Con Chuột
  • Sửu – Con Trâu
  • Dần – Con Hổ
  • Mão – Con Mèo
  • Thìn – Con Rồng
  • Tỵ – Con Rắn
  • Ngọ – Con Ngựa
  • Mùi – Con Dê
  • Thân – Con Khỉ
  • Dậu – Con Gà
  • Tuất – Con Chó
  • Hợi – Con Lợn

Về thập Can gồm có: 

  • Canh
  • Tân
  • Nhâm
  • Quý
  • Giáp
  • Ất
  • Bính
  • Đinh
  • Mậu
  • Kỷ

Để xác định tuổi theo chu kỳ 12 con giáp, chúng ta kết hợp lần lượt từng Can và Chi với nhau. Quá trình này tạo ra tổng cộng 60 cặp Can Chi, đại diện cho 60 năm khác nhau, được gọi là Lục Thập Hoa Giáp.

>>> Xem thêm lập xuân là gì? Những điều nên kiêng kị trong ngày lập xuân

Ý nghĩa cách sắp xếp theo cặp 12 con giáp Việt Nam

Ngoài việc sắp xếp theo thứ tự trong truyền thuyết, người xưa cũng phân chia 12 con giáp thành 6 cặp lục hợp. Mỗi cặp này chứa đựng một ý nghĩa sâu sắc, mang thông điệp giáo dục nhân văn dành cho thế hệ sau:

6 cặp lục hợp được chia theo 12 con giáp Việt Nam

12 con giáp Việt Nam được cha ông ta chia thành 6 cặp lục hợp

Nhóm thứ 1: Tý và Sửu (con Chuột và Trâu)

Chuột tượng trưng cho sự thông minh, trong khi Trâu lại đại diện cho sự kiên trì, siêng năng. Khi hai phẩm chất này kết hợp với nhau, tạo ra một con người không chỉ có khả năng lao động mà còn sở hữu trí tuệ.

Ý nghĩa là: Nếu một người có trí tuệ mà lại không chịu làm việc dễ trở thành kiểu người khôn lỏi. Ngược lại, người chăm chỉ nhưng thiếu sự nhanh nhạy, linh hoạt trong tư duy có thể gặp khó khăn trong công việc và không đạt được kết quả cao.

Nhóm thứ 2: Dần và Mão (con Hổ và Mèo)

Đây là sự kết hợp hoàn hảo của nhóm tính cách về sức khỏe, sự dũng mãnh cộng thêm một chút về sự khôn khéo.. 

Hổ tượng trưng cho sự dũng mạnh, mạnh mẽ, oai phong trong khi Mèo biểu hiện tính cẩn trọng. Khi hai phẩm chất này kết hợp, có thể tạo ra thành tựu lớn lao. Tuy nhiên, người mạnh mẽ mà thiếu sự cẩn trọng có thể trở nên cọc cằn và thô lỗ. Ngược lại, sự cầu toàn, quá cẩn trọng cũng có thể gây khó khăn trong việc đạt được thành công lớn.

Nhóm thứ 3: Thìn và Tỵ (Con Rồng và Rắn)

Đây là nhóm tượng trưng cho sự mềm dẻo và có đôi chút cứng rắn. Rồng tượng trưng cho sự mạnh mẽ, còn Rắn đại diện cho tính linh hoạt, mềm dẻo.

 Ý nghĩa của cặp Thìn – Tỵ là: Đôi khi, người quá cứng rắn có thể trở thành người bảo thủ, ít được lòng người khác hoặc gặp phải sự phản đối trong công việc. 

Ngược lại, người quá yếu mềm thường không có ý kiến riêng, không có sự ảnh hưởng ở bất kỳ nơi nào. Vì vậy, khi kết hợp cả hai tính cách, cứng rắn và mềm dẻo đúng hoàn cảnh, sẽ giúp tạo ra những thành công lớn.

Nhóm thứ 4: Ngọ và Mùi (con Ngựa và Dê)

Nhóm này đại diện cho sự đoàn kết, luôn hướng tới mục tiêu phía trước. Ngựa tượng trưng cho sự quyết tâm, trong khi Dê thể hiện cho tính đoàn kết, hòa thuận. 

Ý nghĩa của cặp Ngọ – Mùi là: Nếu một người chỉ tập trung vào lợi ích cá nhân mà không quan tâm đến sự hòa thuận và niềm vui trong cuộc sống, thì chắc chắn người này bị cô lập. 

Ngược lại, nếu một người luôn quan tâm đến người khác và không chú trọng đến mục tiêu cá nhân, sẽ khó tập trung vào việc hoàn thành đúng mục tiêu. Kết hợp cả hai tính cách này sẽ giúp bù trừ lẫn nhau thì mới có thể thành công được. 

Nhóm thứ 5: Thân và Dậu (con Khỉ và Gà)

Khỉ tượng trưng cho sự nhanh nhạy, sắc bén, trong khi Gà đại diện cho sự nguyên tắc, đúng thời gian. Mỗi ngày, việc Gà báo hiệu bắt đầu công việc gọi mọi người dậy.

Ý nghĩa của cặp Thân – Dậu là: Con người không nên sống quá cứng nhắc, quá nguyên tắc. Làm theo nguyên tắc là tốt, nhưng đôi khi cần linh hoạt, đan xen tình cảm. Ngược lại, nếu một người quá nhạy bén, sắc sảo cũng cần có những nguyên tắc riêng, hành động theo cảm xúc thì rất khó để gặt hái được thành công lớn trong mọi việc. 

Nhóm thứ 6: Tuất và Hợi (con Chó và lợn)

Chó tượng trưng cho sự trung thành, trong khi Lợn là biểu tượng của sự hiền hòa. Cặp đôi này mang ý nghĩa: Dường như bên ngoài, một người có thể xuề xòa, dễ gần, nhưng thực sự bên trong, họ lại thuộc tuýp người sống rất nguyên tắc.

12 con giáp Việt Nam với Trung Quốc

Cả Việt Nam và Trung Quốc đều có 12 con giáp: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

12 con giáp Việt Nam với Trung Quốc có sự khác nhau

12 con giáp Việt Nam với Trung Quốc có sự khác nhau

Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa 12 con giáp của Việt Nam và Trung Quốc đó là vị trí của con Mão (Mèo), mặc dù cách phát âm tương tự nhau, nhưng ở Trung Quốc, nó được thay thế bằng con Thỏ.

Trong tiếng Trung Quốc, hai từ này khác nhau về dấu, nhưng về âm, Thỏ (măo) và Mèo (máo) đều được viết là “mao”, có âm hơi giống nhau. Điều thú vị là ở Việt Nam, từ “Mão” có nghĩa là con Thỏ, nhưng thường được sử dụng để chỉ con Mèo

Những thông tin qua bài viết, hẳn đã giúp bạn hiểu rõ hơn về 12 con giáp Việt Nam. Nếu còn vấn đề gì cần giải đáp, bạn hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết để mọi người cùng thảo luận nhé!

Trả lời

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên Cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Số điện thoại: 0989 937 282 - 0967 998 982

Giao diện bởi Anders Norén

Website đang trong thời gian chạy thử nghiệm