TIN TỨC

Mcb là gì? Ứng dụng và cấu tạo của Mcb

MCB là gì?

MCB là gì?

MCB hiện là một trong những thiết bị không thể thiếu đối với hệ thống các thiết bị đóng cắt và có thể coi đây chính là thiết bị giúp bảo vệ của cả hệ thống. Chính vì vậy, MCB đã không còn quá xa lạ với người dùng và đặc biệt trở thành một trong những thiết bị được sử dụng vô cùng rộng rãi từ hộ gia đình cho đến doanh nghiệp. Vậy, hãy cùng tìm hiểu đôi chút về Mcb là gì và ứng dụng cũng như cấu tạo của Mcb là như thế nào qua bài viết sau.

Contents

MCB là gì?

MCB là gì?

MCB là gì?

MCB chính là tên viết tắt của Miniature Circuit Breaker, có vai trò quan trọng giúp bảo vệ hệ thống và các thiết bị điện hoạt động quá tải cũng như ngắn mạch trong hệ thống điện và được phân chia thành những loại khác nhau theo các chức năng, hình dạng cũng như kích thước khác nhau. Không chỉ vậy, MCB được sử dụng trong tất cả các trường hợp như dòng điện bị quá tải và thậm chí là được sử dụng rất phổ biến cho các mạng lưới điện dân dụng.

Cấu tạo của MCB

Cấu tạo của MCB

Cấu tạo của MCB

Hiện nay MCB được cấu tạo bao gồm 5 bộ phận chính đó là: tiếp điểm, móc bảo vệ, hộp dập hồ quang,cơ cấu truyền động đóng cắt MCB và vỏ. 

– Tiếp điểm:

MCB được cấu tạo gồm 3 cấp tiếp điểm đó là tiếp điểm chính, tiếp điểm phụ cùng hồ quang và 2 cấp tiếp điểm chính là tiếp điểm chính, hồ quang.

– Cơ cấu truyền động bị đóng – cắt MCB:

Thông thường có 2 cách thức truyền động đóng – cắt MCB  đó chính là bằng tay hoặc bằng cơ điện. Với thao tác thực hiện bằng tay đối với các MCB sẽ có dòng điện định mức không lớn và với thao tác bằng cơ điện với MCB thì lại có dòng điện lớn hơn.

– Móc bảo vệ:

Trên thị trường hiện nay xuất hiện 2 loại móc bảo vệ đó là móc kiểu điện từ và móc kiểu rơle nhiệt. Trong đó, móc bảo vệ có nhiệm vụ bảo vệ các thiết bị điện sao cho không bị quá tải và ngắn mạch giữa chừng.

– Hộp dập hồ quang:

Đây là loại có 2 kiểu thiết bị dập hồ quang đó là hồ quang kiểu nửa kín và hồ quang kiểu hở. Trong đó, loại kiểu nửa kín thì thường được đặt trong vỏ kín của MCB và được thiết kế có lỗ thoát khí, còn kiểu hở thì được dùng với điện áp lớn 1000V.

– Vỏ:

Đối với MCB thường có lớp vỏ bằng nhựa đảm nhiệm chức năng bảo vệ cũng như cố định các bộ phận phía bên trong của thiết bị.

Nguyên lý hoạt động của MCB 

Nguyên lý hoạt động của MCB 

Nguyên lý hoạt động của MCB

Nếu như mạch của Mcb bị quá tải trong một thời gian dài, thì dải kim loại sẽ trở nên quá nóng và biến dạng đi nhiều. Kiểu biến dạng này do dải Bi-metallic gây ra và dịch chuyển điểm chốt. Với tiếp điểm di chuyển của MCB sẽ được bố trí bằng các áp lực lò xo và điểm chốt này sẽ có một chút dịch chuyển của nguyên nhân chốt khi đó sẽ giúp giải phóng lò xo và làm cho các tiếp điểm có thể di chuyển để mở MCB.

Các cuộn dây được đặt một cách gọn gàng sao cho trong quá trình ngắn mạch, lực động lực từ (mmf) của cuộn dây sẽ làm cho pít tông của nó có thể chạm được vào cùng một điểm chốt, làm cho chốt bị dịch chuyển đi đáng kể.

Nếu khi đòn bẩy của bộ ngắt mạch thu nhỏ lại bằng cách vận hành bằng tay, thì lúc này MCB sẽ rời khỏi vị trí thủ công. Ngoài ra, cùng với đó là một điểm chốt được dịch chuyển bởi tiếp điểm di chuyển đã được tách ra khỏi tiếp điểm cố định theo một cách tương tự. Việc này xảy ra có thể là do biến dạng của một số dải kim loại và đôi khi là do các thao tác thủ công. 

Hơn nữa, khi tiếp xúc di chuyển và tách ra khỏi tiếp điểm cố định, sẽ có thể có khả năng cao hồ quang và vòng cung này thường đi lên qua người chạy vòng cung và sau đó là đi vào bộ chia hồ quang, cuối cùng là bị dập tắt.

Nếu khi bật nó, thì người dùng cần phải đặt lại chốt vận hành đã được dịch chuyển về vị trí trước đó, lúc này MCB đã có thể sẵn sàng cho một hoạt động ngắt khác.

Phân loại MCB

Phân loại MCB

Phân loại MCB

Hiện nay, MCB đã được phân thành nhiều loại khác nhau, tùy vào từng đặc điểm cấu tạo, kích thước cũng như hình dạng, dòng ngắn mạch và số pha……mà người dùng sẽ có các cách phân chia cụ thể. Do đó, sẽ có 1 số loại cơ bản như sau:

– MCB 1p hay MCB tép 1p:

Đây là loại thiết bị có nhiệm vụ thực hiện đóng cắt để giúp bảo vệ 1 dây pha trong mạch điện. Tuy nhiên, loại này thường được sử dụng trong dạng lưới điện 1 pha, giúp bảo vệ pha nóng (hay L) trong các tủ điện và bảo vệ line cho các hệ thống chiếu sáng hoặc ổ cắm…

– MCB 2p hay MCB 2 pha (1 pha – 2 cực):

Đây chính là loại thiết bị đóng cắt bảo vệ 2 dây (pha – trung tính) ở trong mạch điện. Loại này thường được dùng trong lưới điện 1 pha để giúp bảo vệ dây pha (nóng hay L) cùng dây trung tính (lạnh hay N).

– MCB 3p hay MCB 3 pha:

Đây là loại thiết bị có thể thực hiện nhiệm vụ đóng cắt để bảo vệ 3 dây pha trong mạch điện. Do đó, loại này thường được dùng trong lưới điện 3 pha để nhằm bảo vệ 3 dây pha (L1, L2, L3)

– MCB 4p hay MCB 3 pha – 4 cực:

Đây là loại thiết bị giúp đóng cắt bảo vệ 4 dây (3 dây pha – trung tính) bên trong mạch điện. Đặc biệt, thiết bị này thường được sử dụng trong lưới điện 3 pha để nhằm bảo vệ 3 dây pha (L1, L2, L3) cùng với dây trung tính (lạnh hay N).

Ứng dụng thực tế của MCB

MCB chính là thiết bị đóng cắt giúp bảo vệ loại nhỏ, được sử dụng dòng định mức thấp và được ứng dụng chủ yếu trong các loại mạng điện dân dụng. Hơn nữa, trong các loại tủ điện công nghiệp, thì MCB cũng được sử dụng để nhằm bảo vệ cho ổ cắm cũng như các line chiếu sáng,…Đối với những dòng MCB có dòng định mức lớn thì thường được sử dụng giống như những MCB tổng hay MCB giúp bảo vệ tải 3 pha có công suất vừa và nhỏ.

Như vậy, trên đây là một số thông tin về Mcb là gì và ứng dụng cũng như cấu tạo của Mcb là như thế nào. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn để có thể rút ra được những kinh nghiệm quý giá cho bản thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

 

Trả lời

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên Cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Số điện thoại: 0989 937 282 - 0967 998 982

Giao diện bởi Anders Norén

Website đang trong thời gian chạy thử nghiệm