REVIEW XE MÁY

Lỗi xe máy không gương bị phạt bao nhiêu tiền?

Mỗi ngày có đế hàng trăm lỗi vi phạm giao thông. Một lỗi phổ thông nhất hiện nay đó là tình trạng lỗi xe máy không gương. Vậy xử phạt bao nhiêu tiền đối với lỗi này? Tiêu chuẩn gương chiếu hậu như thế nào? Hãy theo dõi nội dung sau.

Contents

Phạt hành chính đối với lỗi xe máy không gương        

Theo quy định tại điều 53 Luật giao thông đường bộ 2008 thì xe mô tô hai bánh được phép tham gia giao thông phải bảo đảm có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển.

Bên cạnh đó tại điểm a, khoản 1, điều 17, nghị định 46/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định chế tài cụ thể như sau: “Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy (kể cả xe điện) vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông.

Theo đó, người điều khiển sẽ bị phạt tiền từ 80.000 – 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng.

Xem thêm: Nguồn gốc thương hiệu máy rửa xe Lutian

Lỗi xe máy không gương bị phạt bao nhiêu tiền?

Luật giao thông đường bộ đã quy định phải có đủ 2 gương nhưng chỉ quy định chế tài xử phạt nếu như không có gương bên trái.

Theo đó, cảnh sát giao thông chỉ được quyền phạt khi xe gắn máy thiếu gương bên trái hoặc có gương bên trái nhưng không có tác dụng (tức gương không đạt tiêu chuẩn) với mức phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

Như vậy, Xe máy (kể cả xe máy điện) không có gương chiếu hậu bên trái hoặc đã lắp gương chiếu hậu bên trái nhưng gương không có tác dụng. Cảnh sát giao thông có thể áp dụng mức phạt tiền từ 80 nghìn đến 100 nghìn đồng đối với các đối tượng điều khiển xe có lỗi xe máy không gương theo quy định.

Tiêu chuẩn của gương chiếu hậu trên xe máy 

Theo quy chuẩn của kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2010/BGTVT về gương chiếu hậu của xe mô tô, xe gắn máy, có một số chi tiết có thể dễ dàng xác định mà không cần dùng phương tiện kỹ thuật như:

– Gương có tác dụng phản xạ.

– Tất cả các gương điều chỉnh được vùng quan sát; Mép của bề mặt gương phải nằm trong vỏ bảo vệ và mép của vỏ bảo vệ phải có bán kính cong “c” có giá trị không nhỏ hơn 2,5 mm tại mọi điểm và theo mọi hướng.

– Về kích thước: Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69cm2. Với trường hợp gương chiếu hậu hình tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94mm và không được lớn hơn 150mm. Trường hợp gương không tròn kích thước của bề mặt phản xạ phải đủ lớn để chứa được một hình tròn nội tiếp có đường kính 78mm, nhưng phải nằm được trong một hình chữ nhật có kích thước 120mm x 200mm.

Do đó, không có quy định cấm hoặc xử phạt đối với người sử dụng “gương thời trang” hay “gương cầu”, “gương không theo xe”. Nếu gương chiếu hậu của các phương tiện đạt các tiêu chuẩn nêu trên thì cảnh sát giao thông không có quyền xử phạt về lỗi xe máy không gương này.

Tuy vậy, trên thực tế “gương cầu” thường có đường kính nhỏ hơn 94mm của bề mặt phản xạ nên khi cảnh sát giao thông chặn xe và phạt vì lỗi gương không đúng quy định là có căn cứ.

Như vậy, khi tham gia giao thông, gương chiếu hậu có chức năng quan sát được nhiều góc nhìn bao quát tại nhiều hướng khác nhau và xử lý tình huống kịp thời khi bạn điều khiển xe máy. Tuy nhiên, có nhiều người không chú ý đến phụ tùng gương chiếu hậu nên đã vi phạm lỗi xe máy không gương và bị phạt hành chính khi tham gia giao thông.

Trả lời

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên Cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Số điện thoại: 0989 937 282 - 0967 998 982

Giao diện bởi Anders Norén

Website đang trong thời gian chạy thử nghiệm