TIN TỨC

Hướng dẫn sử dụng máy chà sàn công nghiệp

Hướng dẫn sử dụng máy chà sàn công nghiệp

Hướng dẫn sử dụng máy chà sàn công nghiệp

Máy chà sàn công nghiệp hiện đang là một trong những thiết bị đặc biệt quan trọng trong quá trình vệ sinh công nghiệp. Dưới đây là một số hướng dẫn sử dụng máy chà sàn công nghiệp, mời bạn đọc cùng tham khảo.

Contents

Máy chà sàn công nghiệp là gì?

Máy chà sàn công nghiệp là gì?

Máy chà sàn công nghiệp là gì?

Máy chà sàn chính là một thiết bị vệ sinh công nghiệp hoạt động rất chuyên nghiệp. Đặc biệt, nó giúp vệ sinh được mọi loại sàn, mọi vết bẩn kể cả các vết bẩn cứng đầu nhất với một khoảng thời gian nhanh chóng, đỡ tốn nhiều công sức cũng như giúp tiết kiệm chi phí thuê nhân công.

Xem thêm : Những mẫu máy chà sàn cho bệnh viện tốt nhất trong năm 2020

Cấu tạo của máy chà sàn công nghiệp

Cấu tạo của máy chà sàn

Cấu tạo của máy chà sàn

Máy chà sàn công nghiệp bao gồm các bộ phận như: motor chà sàn, cần điều khiển máy, các nút công tắc vận hành máy, tay cầm lái điều khiển, ngăn chứa hóa chất chuyên dụng làm sạch sàn và bàn máy chà cùng các phụ kiện đi kèm bao gồm bàn chải cứng, bàn chải mềm,…

Đây chính là những bộ phận cơ bản của máy chà sàn dành cho nhà xưởng, cùng với đó nó tùy thuộc vào từng loại máy mà cấu tạo, hình dáng, kích thước theo đó có sự khác nhau. Hơn nữa, với nhu cầu vệ sinh cũng như điều kiện kinh tế thì người tiêu dùng sẽ có thể lựa chọn được loại máy chà sàn phù hợp.

Nguyên lý hoạt động của máy chà sàn

Nguyên lý hoạt động của máy chà sàn

Nguyên lý hoạt động của máy chà sàn

– Để giúp máy hoạt động tốt thì việc đầu tiên người dùng phải mở khóa của cần khởi động máy, rồi sau đó nhấn nút khởi động và kéo cần gạt nước để giúp hóa chất từ thùng chứa trên thân máy rơi xuống mặt sàn. Lúc này, bàn chải chà cũng sẽ hoạt động bởi nó có năng lượng từ motor chà, cùng với các dung dịch chà sàn chuyên dụng để giúp thực hiện được chức năng chính là chà rửa, đánh bóng sàn.

– Đặc biệt, với nguồn dung dịch này được cung cấp hoàn toàn từ bình chứa nước sạch và bố trí trên thân máy chà sàn liên hợp. Theo đó, kết hợp với một motor bơm nước và các van điều chỉnh giúp kiểm soát được lưu lượng dung dịch cần thiết cho các công việc làm sạch sàn.

– Với bàn chải chà sàn xoay tròn ở trên mặt sàn để giúp thực hiện nhiệm vụ chính đó là lau rửa sàn. Cùng lúc đó, bộ phận hút phía sau máy cũng sẽ hoạt động để hút nước bẩn trên mặt sàn một cách nhanh chóng nhờ vào năng lượng của motor hút. Khi đó, nước bẩn sẽ được dẫn lên bình chứa nước bẩn thông qua ống dây hút và theo đó nguồn nước bẩn này sẽ được dẫn vào một bình chứa khác được gọi là bình chứa nước dơ, được thiết kế tại phía trên bình chứa nước sạch. 

– Ngoài ra, khi bình chứa nước dơ bị đầy sẽ có hệ thống cảm ứng giúp cho người sử dụng máy có thể nhận biết bình đầy hay chưa để đi đổ phần nước bẩn đó. Quá trình này xảy ra đã tạo nên tính năng hút bụi bẩn và nước bẩn của máy lau sàn nhà xưởng liên hợp, giúp cho mặt sàn luôn được khô ráo, sạch sẽ ngay sau khi vừa được chà rửa xong.

– Đối với các nút điều khiển bộ phận chà hút thì đểu được bố trí đặt trên đầu máy trong tầm tay của người dùng nên do đó quá trình vận hành máy chà sẽ trở nên đơn giản hơn. Chỉ cần những động tác đơn giản đẩy máy qua các khu vực sàn cần vệ sinh là sàn đã sạch và theo đó có thể sử dụng được luôn. Còn đối với loại sàn quá bẩn thì người dùng cần phải xả nhiều nước hay dọn dẹp  qua trước khi sử dụng nhằm giúp quá trình làm vệ sinh được diễn ra nhanh chóng và hiệu quả nhất.

– Với nguồn điện cung cấp cho loại máy chà sàn công nghiệp hoạt động thường là loại điện thế 220V hay điện từ bình acquy. Tùy vào từng khu vực mà người dùng có thể chọn cho mình loại máy phù hợp nhất. Nếu như khu vực cần chà sàn có nhiều ổ cắm thì lúc này có thể chọn loại máy dùng điện.

– Còn đối với những khu vực lớn như siêu thị hay hành lang đông người qua lại thì người dùng nên sử dụng loại máy có bình acquy sẽ tiện hơn khi đó không có dây dợ lằng nhằng nhiều gây ra nguy hiểm cho chính bạn và cả những người xung quanh.

Hướng dẫn sử dụng máy chà sàn công nghiệp

Hướng dẫn sử dụng máy chà sàn công nghiệp

Hướng dẫn sử dụng máy chà sàn công nghiệp

Bước 1: Kiểm tra các khu vực cần vệ sinh và chọn loại bàn chải thích hợp.

– Loại bàn chải mềm thường dùng cho thảm văn phòng bàn chải cứng, pad đen, pad đỏ và pad trắng dùng để chà sàn hay đánh bóng sàn

Bước 2: Gắn bàn chải.

– Gắn bàn chải vào máy chà sàn sao cho phù hợp. Trường hợp nếu sử dụng pad để vệ sinh sàn thì người dùng cần sử dụng mâm gai gắn Pad (Pad holder)

Bước 3: Pha hoá chất.

– Đổ nước đã được pha hóa chất tay vào bình đựng dung dịch trên máy. Tránh để trường hợp để nước văng lên motor. 

Bước 4: Kiểm tra điện.

– Kiểm tra thật kỹ các dây điện, phích cắm và công tắc của máy trước khi sử dụng.. Ghim điện và tiến hành vệ sinh sàn.

Bước 5: Chà sàn

– Trong suốt quá trình chà sàn, sử dụng cần xả nước để có thể điều chỉnh mức nước. Tránh tình trạng xả quá nhiều sẽ gây hút lâu hơn, mà xả quá ít sẽ không đảm bảo được công việc làm sạch.

Một số lưu ý:

– Luôn giữ cho máy sạch sẽ.

– Khi không dùng, tuyệt đối không để máy đứng trên bàn chải cũng như nước còn trong bình dung dịch.

– Không để người chưa được huấn luyện, không có chuyên môn sử dụng máy.

– Tuyệt đối không để máy đè lên dây điện khi đang sử dụng.

– Không nhấc và đẩy máy bằng cò điều khiển, luôn luôn sử dung cần điều khiển chính.

– Không tạt nước lên máy trong khi sử dụng xong bởi khi đó motor còn nóng.

– Khi dùng để giặt thảm văn phòng cần sử dụng cùng loại hóa chất tẩy rửa có nhiều bọt.

– Vì là máy chà sàn nên chỉ có chức năng chà rửa, xà nước, ngoài ra không có chức năng hút nước. Do đó khi sử dụng cần dùng thềm cả với máy hút bụi công nghiệp.

– Khi sử dụng cùng với máy hút bụi công nghiệp thì cần di chuyển đối diện với máy.

Như vậy, trên đây là một số hướng dẫn sử dụng máy chà sàn công nghiệp. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có được cái nhìn sâu hơn về loại máy này. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

 

 

 

Trả lời

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên Cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Số điện thoại: 0989 937 282 - 0967 998 982

Giao diện bởi Anders Norén

Website đang trong thời gian chạy thử nghiệm