REVIEW Ô TÔ

Hệ thống đánh lửa trên ô tô – cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Hệ thống đánh lửa trên ô tô – cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Hệ thống đánh lửa trên ô tô – cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Ngày nay, việc thường xuyên sử dụng phương tiện giao thông ô tô để di chuyển là điều phổ biến. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn đọc thắc mắc rằng Hệ thống đánh lửa trên ô tô được hoạt động như thế nào và cấu tạo cũng như nguyên lý hoạt động của nó ra sao chưa, vậy hãy cùng đi tìm câu trả lời cho thắc mắc này qua bài viết sau đây nhé!

Contents

Cấu tạo hệ thống đánh lửa trên ô tô

Cấu tạo hệ thống đánh lửa trên ô tô

Cấu tạo hệ thống đánh lửa trên ô tô

Xem thêm: Cách chống chuột vào xe ô tô

Bugi

Đây chính là một trong những bộ phận có tác dụng rất quan trọng đó là cung cấp nguồn điện được phát ra hồ quang thông qua các khoảng trống. Đặc biệt, nguồn điện sẽ cần có một lượng điện áp lớn bởi chỉ có như vậy thì tia lửa mới mạnh và thoát ra khỏi được các khoảng trống. Tuy nhiên, chênh lệch về điện áp mà 2 cực của bugi đã tạo ra sẽ bị rơi vào khoảng từ 40.000 – 100.000V. Do đó mà bugi hiện có 2 loại là nóng và lạnh.

Bô bin

Đây chính là đồ vật được tạo ra cao áp cho tia lửa. Hơn nữa, nguồn điện thế cao được sản sinh bởi các cảm ứng từ hai cuộn dây, trong đó sẽ có một cuộn sơ cấp (ít vòng) cùng 1 cuộn thứ cấp (nhiều vòng).

Nếu khi dòng điện trước đi qua cuộn sơ cấp trước thì lúc này dòng điện cũng sẽ bị ngắt theo do má vít bị mở ra một cách đột ngột. Cùng với đó, dòng điện trong cuộn sơ cấp cũng từ đó mà bị mất đi bởi từ trường do chính nó sinh ra đã bị giảm mạnh đột ngột. Lúc này cần phải áp dụng nguyên lý cảm ứng điện từ thì khi đó cuộn thứ cấp sẽ tự sinh ra dòng điện để có thể chống đỡ được mọi sự biến đổi trong từ trường. Do đó, số vòng trên cuộn thứ cấp sẽ nhiều hơn sơ cấp vì vậy dòng điện cuộn thứ cấp sinh ra là vô cùng lớn. Sau đó, nguồn điện này sẽ được chuyển tới bugi bởi bộ chia điện.

Bộ chia điện

Bộ phận này có tác dụng làm cho nguồn điện từ Bôbin tới xi lanh. Đặc biệt, quá trình này được thực hiện nhờ vào bộ chia điện & con quay. Đồng thời, cùng với đó cuộn thứ cấp sẽ được kết nối với các con quay để nối dây cao áp tới xi lanh. Nếu như con quay chuyển động theo hình tròn thì khi đó điện sẽ chia cho các xilanh theo một thứ tự nhất định.

Động cơ đốt trong

Để xe có thể chuyển động được chính là nhờ vào năng lượng được sinh ra trong suốt quá trình đốt cháy nhiên liệu ở bên trong xilanh thông qua các giai đoạn là: nạp, nén, nổ, xả. Do vậy, khi hoạt động thì piston sẽ có thể di chuyển lên xuống dọc theo đường của xilanh và giúp chuyển động này làm quay trục khuỷu trước khi thông qua hệ thống truyền lực để có thể đến được các bánh xe.

Động cơ đốt cũng trong đòi hỏi thời điểm sinh ra tia lửa điện cần phải hoàn hảo thì mới có thể đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hòa khí. Hơn nữa, hệ thống đánh lửa sẽ đảm nhận nhiệm vụ là lựa chọn thời điểm thích hợp để giúp tạo ra tia lửa điện ở bugi.

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động

Xem thêm: Hướng dẫn thay lốp xe ô tô

– Nếu như nhiên liệu cùng không khí đều bị đốt cháy thì nhiệt độ trong xi lanh bị đốt cháy lúc này sẽ tăng rất cao cùng với đó khí sẽ bị đốt thành chất thải. Khi đó, áp suất trong xi lanh sẽ tăng cao và đẩy lùi piston đi xuống.

– Nếu như muốn tăng mômen và công suất động cơ lên thì bắt buộc người dùng cần phải tăng áp suất ở trong xi lanh khi đang cháy. Do đó, hiệu suất động cơ chỉ cao khi áp suất sẽ lớn và điều này được quyết định bởi các tia lửa điện đốt cháy không khí.

– Để sử dụng được hết lượng nhiên liệu trong cách thức hoạt động của hệ thống đánh lửa trên ô tô thì khi đó tia lửa sẽ xuất hiện trước khi mà piston rơi vào điểm chết trên của kỳ nén đó cho tới thời điểm mà piston đi xuống áp suất của xi lanh đạt tới giá trị lớn nhất.

– Thông thường, trong mỗi một động cơ thì đường kính piston cùng hành trình sẽ là hằng số. Chính vì vậy, nếu như muốn tăng công suất động cơ lên thì bắt buộc cần phải tăng áp suất. Do đó, thời điểm đánh lửa là cực kỳ quan trọng tuy nhiên để đánh sớm hay muộn thì nó còn phải phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện. Nếu như muốn tốc độ động cơ cao thì lại cần phải nâng sớm thời gian đánh lửa lên.

– Nếu như trong trường hợp giảm thiểu được tối đa các loại chất độc hại trong khí xả thì khi đó thời điểm đánh lửa sẽ bị giảm xuống và lúc này áp suất cũng như nhiệt độ có thể sẽ bị giảm. Lúc này, nhiệt độ thấp xuống sẽ làm cho lượng NoX trong khí xả bị giảm đi và thời điểm đánh lửa muộn cũng sẽ khiến cho tiếng gõ ở máy bị giảm xuống.

Phân loại hệ thống đánh lửa trên ô tô

Phân loại hệ thống đánh lửa trên ô tô

Phân loại hệ thống đánh lửa trên ô tô

Đa số tất cả các loại ô tô hiện nay đều được sử dụng hệ thống đánh lửa bán dẫn bởi loại này giúp tạo tia lửa mạnh ở điện cực của bugi. Do đó, cần đáp ứng tốt ở các chế độ làm việc của động cơ sẽ giúp cho tuổi thọ của nó tắng cao. Hệ thống đánh lửa bán dẫn đã được chia làm 2 loại:

– Hệ thống đánh lửa bán dẫn được điều khiển trực tiếp.

– Hệ thống đánh lửa được điều khiển bằng bảng kỹ thuật số.

Như vậy, trên đây là một số thông tin về hệ thống đánh lửa trên ô tô và cấu tạo cũng như nguyên lý của nó như thế nào. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc thêm phần hiểu rõ hơn để có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân khi sử dụng. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Trả lời

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên Cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Số điện thoại: 0989 937 282 - 0967 998 982

Giao diện bởi Anders Norén

Website đang trong thời gian chạy thử nghiệm