REVIEW Ô TÔ

Cấu tạo ô tô – Kiến thức cơ bản về các bộ phận ô tô

Trên thực tế, đã có rất nhiều người sử dụng ô tô nhưng chỉ quan tâm đến những việc ngoại hình của xế yêu được thiết kế ra sao và khả năng vận hành của nó ra sao mà lại quên mất việc ô tô có cấu tạo nội, ngoại thất như thế nào. Vậy, hãy cùng tìm hiểu cấu tạo ô tô qua bài viết sau đây nhé!

Contents

Khái niệm về ô tô

Khái niệm về ô tô

Khái niệm về ô tô

Ô tô là một trong những phương tiện giao thông đường bộ chủ yếu và thường chạy bằng 4 hay thậm chí là 8 bánh, có một động cơ ráp vào xe để nhằm cung cấp công suất giúp cho chiếc xe có thể di chuyển được. Hơn nữa, ô tô có tính cơ động cao cùng với phạm vi hoạt động rất rộng.

Cấu tạo ô tô

Bên ngoài

– Nắp ca-pô:

Nắp ca-pô

Nắp ca-pô

Đây là phần khung kim loại được gắn ở phía đầu xe có tác dụng giúp bảo vệ cho khoang động cơ được an toàn, đặc biệt là có thể đóng mở để giúp bảo trì và sửa chữa các bộ phận ở bên trong.

– Lưới tản nhiệt:

Lưới tản nhiệt

Lưới tản nhiệt

Đa số mỗi loại xe ô tô đều được trang bị một lưới tản nhiệt ở mặt trước để nhằm bảo vệ cho bộ tản nhiệt và động cơ được tốt hơn, đồng thời còn cho phép không khí luồn được vào bên trong.

Ngoài ra, lưới tản nhiệt cũng có thể được đặt ở một số vị trí ví dụ như phía trước của bánh xe hay trên phía sau xe và tất nhiên là đối với các cấu tạo ô tô có động cơ đặt sau.

– Đèn pha:

Đèn pha

Đèn pha

Là một trong những thiết bị chiếu sáng rất tốt được trang bị cho mỗi chiếc xe và thường được đặt ở hai góc trái phải nối liền ở giữa nắp capô và mặt trước của xe ô tô. Hơn nữa, đèn pha giúp tạo ra một luồng sáng mạnh  tập trung có thể chiếu ngang mặt đường và có khả năng chiếu sáng đến 100m. Không chỉ vậy, đèn pha còn được dùng để kết hợp với đèn cốt trong cùng một chóa đèn hay được lắp bổ sung cho độ chiếu sáng tối ưu.

– Cản:

Đây là cấu trúc gắn liền hay được tích hợp vào phía trước và phía sau của cấu tạo ô tô để giúp hấp thụ được lực tác động khi xảy ra các va chạm. Hơn nữa, nó còn giúp góp phần giảm thiểu được các chấn thương cho những người ngồi ở trong xe và gây hư hại cho các bộ phận khác.

– Kính chắn gió:

Kính chắn gió

Kính chắn gió

Là một dạng cửa sổ kính được thiết kế nằm ở phía trước của ô tô, nó không chỉ có công dụng chắn gió, bụi, mưa…bay vào trong xe, mà  còn giúp gia tăng độ cứng cho kết cấu của xe và đảm bảo cũng như bảo vệ an toàn cho các hành khách trong những tình huống va chạm bất ngờ.

– Gương chiếu hậu:

Gương chiếu hậu

Gương chiếu hậu

Gương này được thiết kế để gắn ở bên góc của hai cửa trước với mục đích hỗ trợ cho người lái có thể nhìn thấy được khu vực phía sau và hai bên sườn của chiếc xe.

Bên trong

– Vô lăng:

Vô lăng

Vô lăng

Một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống lái điều khiển  của tài xế. Phần còn lại của hệ thống sẽ giúp phản ứng lại với những tác động từ người lái trực tiếp lên vô lăng thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa hai cặp cơ cấu lái là thanh răng – bánh răng và bánh vít – trục vít và đồng thời được hỗ trợ từ bơm thủy lực.

– Bảng đồng hồ:

Bảng đồng hồ

Bảng đồng hồ

Bao gồm một hệ thống thông tin là các đồng hồ, màn hình và đèn báo giúp cho người lái có thể biết được tình trạng hoạt động của các bộ phận chính trong xe.

– Đồng hồ đo tốc độ:

Đồng hồ đo tốc độ

Đồng hồ đo tốc độ

Được dùng để đo lường và hiển thị các tốc độ tức thời của một chiếc xe. Hơn nữa, được trang bị tiêu chuẩn trên các phương tiện gắn động cơ từ năm 1910 và thường kết hợp với đồng hồ để đo quãng đường nhằm giúp báo quãng đường xe đã đi được từ lúc bắt đầu hoạt động và đồng hồ hành trình giúp đo các khoảng cách ngắn hơn.

– Đồng hồ đo vòng tua:

Đây là công cụ giúp đo tốc độ quay của trục khuỷu của động cơ và giúp hiển thị số vòng/phút. Riêng với loại xe số sàn, thì thông số này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp cho người dùng biết được động cơ này có đang hoạt động trong dải mô men xoắn tối ưu và tốc độ có được đạt chuẩn hay không. Còn đối với những loại xe số tự động thì người lái hoàn toàn có thể theo dõi đồng hồ một cách dễ dàng để duy trì được tình trạng hoạt động của động cơ ở một dải vòng tua hợp lý và giúp tiết kiệm nhiên liệu.

– Bàn đạp phanh:

Bàn đạp phanh

Bàn đạp phanh

Bộ phận này được sinh ra để điều khiển bởi một chân phải và sử dụng trong các trường hợp muốn giảm tốc độ hay dừng xe.

– Bàn đạp ga:

Đây có lẽ là một trong những bộ phận không thể thiếu ở trong mỗi chiếc ô tô thông dụng. Nó có tác dụng giúp cho xe của bạn chạy nhanh hơn và kiểm soát được lượng nhiên liệu bơm vào động cơ một cách chặt chẽ. Hơn nữa, nếu như người lái đạp ga càng mạnh thì lượng nhiên liệu bơm vào động cơ sẽ càng lớn và làm cho xe chạy nhanh hơn. Nếu khi nhả chân ga ra thì xe sẽ tự động chạy chậm lại.

– Bàn đạp ly hợp:

Bàn đạp này được điều khiển bởi chân trái của người lái và giúp ích cho người lái khi muốn điều khiển xe ra một vị trí khác, chuyển số và dừng xe mà không lại bị tắt máy đột ngột. Không chỉ vậy, để xe chuyển động mà không bị rung hay giật thì khi nhả bàn đạp ly hợp ra người lái cần phải thực hiện theo một trình tự nhất định: Cứ khoảng 2/3 cuộc hành trình đầu thì cần nhả nhanh để cho đĩa ma sát của ly hợp được tiếp giáp với bánh đà. Tiếp theo, khoảng 1/3 cuộc hành trình sau đó thì nhả từ từ để giúp tăng dần mô men xoắn truyền từ động cơ đến hệ thống truyền lực. Nếu sau khi nhả hết được bàn đạp ly hợp thì người lái cần đặt chân xuống sàn xe để tránh xảy ra hiện tượng bị trượt ly hợp.

– Cần số:

Cần số

Cần số

Đối với việc điều khiển cần số sẽ có thể tác động đến sự ăn khớp ở giữa các bánh răng trong một hộp số, do đó sẽ làm thay đổi sức kéo cũng như tốc độ chuyển động của xe ô tô.

Một số lưu ý khi sử dụng xe ô tô

Khử mùi nội thất bằng Gel khử mùi ô tô

Khử mùi nội thất bằng Gel khử mùi ô tô

Khử mùi nội thất bằng Gel khử mùi ô tô

Dù là thời tiết thất thường mưa hay nắng, nóng hay lạnh thì việc đặt Gel khử mùi cho ô tô trong khi xe đóng kín và mở điều hòa lúc chạy xe là một việc vô cùng cần thiết. Bởi nó sẽ giúp phân tán được mùi hôi của nấm mốc, vi khuẩn và các thức ăn có mùi khó chịu. Hơn nữa, với cách khử mùi bằng Gel như vậy còn giúp phân tán mùi thơm ra khắp khoang xe mang đến cho người ngồi trên xe những cảm giác tự nhiên.

Làm sạch đèn với kem đánh răng hoặc nước lau kính

Đối với đèn pha khi sử dụng xe lâu ngày mà không bảo dưỡng và vệ sinh sẽ bị sương mù ôxy hóa và trở nên dơ bẩn. Do đó, để làm mới đèn thì người dùng hoàn toàn có thể lau đèn pha trực tiếp bằng kem đánh răng kết hợp với một miếng vải khô rồi sau đó rửa lại bằng nước sạch. Không chỉ vậy, bạn cũng có thể dùng nước lau kính để phun lên mặt của đèn pha bị mờ và sau đó dùng vải sạch để lau khô. Đặc biệt, nếu như bạn dùng chất tẩy rửa sinh học để vệ sinh thì không cần phải rửa sạch lại bằng nước sạch.

Xà phòng và nước ấm có thể làm sạch động cơ

làm sạch động cơ

Làm sạch động cơ

Nếu sở hữu một động cơ sạch sẽ đồng nghĩa với việc hiệu suất sử dụng của nó sẽ được tối ưu. Chính vì vậy, cần thường xuyên làm sạch bằng nước cùng với một ít nước rửa chén hoặc xà phòng. Việc cần làm chính là bọc kín tất cả các bộ phận nhạy cảm lại ví dụ như điện, ắc-quy, cửa hút khí… bằng một chiếc túi nilon, sau đó chà rửa lại động cơ bằng một chiếc vải mềm và nên nhớ là phải tháo hết các túi bọc này khi đã hoàn thành.

Như vậy, trên đây là một số thông tin về cấu tạo ô tô và những kiến thức cơ bản về ô tô. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn những thông tin hữu ích này để có thể rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

 

Trả lời

Địa chỉ: Tòa nhà A14, Ngách 3/10 Đường Liên Cơ, Q. Nam Từ Liêm, TP. Hà Nội
Số điện thoại: 0989 937 282 - 0967 998 982

Giao diện bởi Anders Norén

Website đang trong thời gian chạy thử nghiệm